Bất kỳ một cỗ máy nào muốn vận hành chơn chu thì đều cần được chú ý vấn đề bảo dưỡng và thay thế phụ tùng, linh kiện định kỳ. Ô tô, xe hơi cũng không phải là ngoại lệ. Để một chiếc xe ô tô vận hành an toàn, bền bỉ theo thời gian thì việc chăm sóc, bảo dưỡng và lên lịch thay thế các chi tiết phụ tùng trên là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhưng bạn lại không biết là cần phải thay thế những gì vào thời điểm nào. Hãy cùng PhuTung.net tìm hiểu lịch thay thế những phụ tùng ô tô thiết yếu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ắc quy

Dù chú ý giữ cho các đầu cực luôn sạch và hệ thống sạc hoạt động tốt, bạn cũng không thể tránh được việc thay ắc quy. Và khi thay ắc quy, hãy làm cho đúng. Chỉ sử dụng loại ắc quy phù hợp thông số kỹ thuật nhà sản xuất xe hơi đưa ra. Cân nhắc mua loại ắc quy ứng dụng công nghệ tiên tiến, chi phí đầu tư ban đầu có thể thao hơn, nhưng đổi lại là tuổi thọ dài hơn và đảm bảo sự vận hành ổn định hơn cho xe.

Sau bao lâu thì cần thay ắc quy?

Thông thường là từ 48 – 60 tháng/lần, hoặc khi cần thiết ngoại lệ.

2. Dầu trợ lực lái

Bạn nên định kỳ kiểm tra mức dầu lái trợ lực bằng que thăm dầu. Hãy nhớ chỉ dùng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị và lập tức hỏi ý kiến thợ máy nếu bạn thấy dầu hao quá mau hoặc bạn cảm thấy khó quay vô-lăng.

Sau bao lâu thì cần thay dầu trợ lực lái?

Kiểm tra mức dầu lái trợ lực mỗi khi thay dầu máy để xác định thời điểm cần thay.

3. Lọc nhiên liệu

Đây là bộ phận thường ít được các chủ xe quan tâm. Mặc định xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp, thì bộ lọc nhiên liệu phải hoạt động liên tục từ khi bạn nổ máy và bơm nhiên liệu hoạt động, để ngăn chất bẩn làm tắc kim phun. Bộ lọc nhiên liệu có thể nằm ở dưới ca-pô, dưới gầm xe hoặc bên trong bình nhiên liệu.

(Xem thêm: Thuê xe limousine tphcm)

Việc thay thế không quá khó, nhưng cần biết cách giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật để có thể tháo bộ lọc mà không xảy ra tình trạng phun trào nhiên liệu, và các ống dẫn nhiên liệu cũng cần được tháo lắp đúng cách để đảm bảo an toàn. Do đó, lời khuyên chung là bạn nên đem xe ra ngoài hàng cho thợ xử lý.

Sau bao lâu thì cần thay lọc nhiên liệu?

Thông thường sẽ sau khoảng 38.000 km hoặc 2 năm/lần

4. Lọc gió động cơ

Không khí dùng cho động cơ và các cảm biến khí lưu cần phải sạch, không có tạp chất, bụi bẩn, và đó là lý do cần đến bộ lọc gió. Nếu bộ lọc bị bẩn, tắc sẽ ảnh hưởng đến công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu.

Sau bao lâu thì cần thay lọc gió động cơ?

Từ 6-12 tháng hoặc 19.000 km, hoặc các trường hợp cần thiết ngoại lệ.

5. Dầu hộp số tự động

Dầu hộp số tự động có vai trò quan trọng hơn nhiều lần so với dầu số sàn. Ngoài tác dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch thông thường, nó còn có nhiệm vụ truyền lực ở trong bộ biến mô. Vì vậy, việc thay dầu số tự động đúng định kì cũng là một hạng mục mà các chủ xe cần lưu ý. Việc dầu số tự động quá bẩn hoặc thiếu dầu có thể khiến xe không thể sang số hoặc gây mất công suất trong quá trình vận hành.

Sau bao lâu thì cần thay dầu hộp số tự động?

2 năm/lần hoặc 38.000 km.

6. Bugi đánh lửa

Bugi thực hiện nhiệm vụ cung cấp tia lửa điện đốt cháy hòa khí ở động cơ xăng. Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nhiều chủ xe thường bỏ qua trong quá trình bảo dưỡng. Các đầu cực bugi sau một thời gian làm việc thường bị bám muội than hoặc bị mòn (Không đảm bảo khoảng cách tối ưu giữa 2 cực), dẫn đến đánh lửa xem. Bugi quá cũ có thể làm giảm hiệu suất động cơ, xe yếu hơn, tăng tiêu thụ nhiên liệu.

Sau bao lâu thì cần thay bugi đánh lửa?

48.000 – 160.000 km.

7. Dây curoa động cơ và dây curoa cam

Dây cuaroa động cơ và dây curoa cam (timing belt) – ở một số xe có dây xích truyền động trục cam – timing chain) – có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ (valve, piston). Giới thiệu đơn giản như vậy hẳn đã đủ để bạn hiểu tầm quan trọng của các dây curoa này.

Sau bao lâu thì cần thay dây curoa?

3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, và 96.500 – 145.000 km đối với dây curoa cam.

8. Dung dịch nước làm

Dung dịch nước làm mát ở trong hệ thống làm mát động cơ đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ – chất chống đông, chất làm mát và chất chống ăn mòn trong hệ thống làm mát. Với nhiều nhiệm vụ quan trọng như vậy, tất nhiên bạn nên thường xuyên kiểm tra dung dịch làm mát và bổ sung khi cần thiết, với đúng chủng loại khuyến cáo của hãng xe và tỷ lệ pha nước (thường là 50/50).

Sau bao lâu thì cần thay nước làm mát cho xe?

2 năm hoặc 38.000 km.

9. Lốp xe

Lốp xe có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ khối lượng xe, truyền momen xoắn từ hệ thống truyền động và tạo độ êm dịu trong quá trình xe vận hành. Việc để lốp xe quá mòn có thể làm các vật nhọn dễ dàng xuyên thủng, nặng hơn có thể gây nổ lốp trong quá trình di chuyển ở tốc độ cao gây tai nạn. Cách tốt nhất để xác định thời điểm thay lốp là sử dụng dụng cụ đo độ mòn của lốp hoặc nhìn trực tiếp vào độ sâu của hoa lốp.

Sau bao lâu thì cần thay lốp xe?

Khi lốp mòn, hoặc thông thường 6-10 năm.

10. Má phanh và dầu phanh

Không cần nhắc hẳn ai cũng rõ tầm quan trọng của phanh xe, nhưng không phải ai cũng nhớ kiểm tra để thay má phanh và dầu phanh đúng lúc.

Sau bao lâu thì cần thay má phanh và dầu phanh?

2 năm hoặc 38.000km (dầu phanh), trước khi má phanh ở mức mòn tối đa.

Việc chăm sóc và bảo dưỡng xe thường xuyên bao giờ cũng ít tốn kém hơn sửa chữa những hỏng hóc. Và một điều quan trọng hơn hết, là hãy đảm bảo chiếc xe của bạn đủ an toàn trên mỗi chặng đường.

Nguồn: PhuTung.net